Cuộn cảm là gì? Có công thức cấu tạo, kí hiệu ra sao? Người ta ứng dụng cuộn cảm để làm gì trong các thiết bị điện tử.
Định nghĩa cuộn cảm là gì?
Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu được cuộn cảm là gì?
Cuộn cảm là một linh kiện điện tử thụ động tạo ra từ một dây dẫn điện với vài vòng quấn, sinh ra từ trường khi dòng điện chạy qua. Cuộn cảm có một độ tự cảm L đo bằng đơn vị H.
Cấu tạo của cuộn cảm là gì?
Cấu tạo gồm một số vòng dây quấn lại thành nhiều vòng, dây quấn được sơn Emay có tác dụng cách điện. Lõi cuộn dây là không khí, hoặc vật liệu dẫn từ.
Ký hiệu và cách phân loại cuộn cảm là gì?
Kí hiệu cuộn cảm là gì?
Ký hiệu của cuộn cảm có dạng một đoạn hình xoắn, phía trên nó là ký hiệu loại lõi của cuộn cảm.
Phân loại cuộn cảm
Dựa vào cấu tạo, phạm vi ứng dụng để chia cuộn cảm thành 3 loại:
-
Loại cuộn cảm âm tần.
-
Loại cuộn cảm trung tần.
-
Loại cuộn cảm cao tần.
Phân loại theo hình dáng chia thành 2 loại:
-
Loại cuộn cảm loại cắm
-
Loại cuộn cảm loại dán.
Một số loại cuộn cảm hay được sử dụng
Cuộn cảm là gì? Cuộn cảm được phân loại như thế nào? Đơn vị của cuộn cảm là gì? Chúng tôi giúp bạn tìm hiểu nhé.
-
Loại cuộn cảm có lõi nhiều lớp
-
Loại cuộn cảm lõi không khí
-
Loại cuộn cảm ống chỉ (Bobbin based Inductor)
-
Loại cuộn cảm lõi Ferrite
-
Loại cuộn cảm ống dây
-
Loại cuộn cảm lõi hình xuyến
-
Loại cuộn cảm vòng màu
-
Loại cuộn cảm dán
-
Loại cuộn cảm ghép
-
Loại cuộn cảm Chip nhiều lớp
-
Loại cuộn cảm màng mỏng (Thin Film Inductor)
Ứng dụng của cuộn cảm trong đời sống hàng ngày
Được sử dụng rất nhiều trong các thiết bị thông dụng. Một số công dụng của cuộn cảm nổi bật là gì? Bạn cùng tìm hiểu.
Trong Nam châm điện
- Khi có dòng điện đi qua cuộn dây sẽ sinh ra từ trường. Sử dụng 1 lõi thép quấn cuộn cảm bên ngoài, cung cấp dòng điện thì sau đó lõi thép có thể hút được các kim loại khác.
Trong cuộn cảm lọc nhiễu
- Cuộn cảm được dùng trong các bộ lọc tần số khác nhau như bộ lọc cao, thông thấp và bộ lọc loại bỏ băng tần. Nó là các bộ lọc tần số có tác dụng tách thành phần tần số không cần thiết khỏi tín hiệu.
Trong cảm biến dò kim loại
- Sử dụng trong các cảm biến tiệm cận dò kim loại để dò những vật thể ở gần mà không có bất kỳ tiếp xúc vật lý nào. Nhờ vào nguyên lý tạo ra một từ trường xung quanh nó khi dòng điện chạy qua.
Trong máy biến áp
- Một máy biến áp có hai cuộn cảm riêng biệt gần nhau với lõi chung tạo bởi một cuộn dây và tạo ra EMF trong cuộn dây kia.
Trong Rơle điện từ
- Công tắc điện tử có cuộn cảm tạo ra từ trường khi cuộn dây đó có điện. Từ trường này kéo tiếp điểm để cho dòng điện chạy qua. Bạn có thể dùng trong lắp ráp, sửa tủ lạnh, sửa máy giặt….
Trong loa
- Loa có cấu tạo gồm một nam châm hình trụ có hai cực lồng vào nhau, N ở giữa và S ở xung quanh. Giữa chúng tạo thành một khe từ có từ trường mạnh, một cuốn được gắn với màng loa và đặt trong khe từ. Màng loa được gắn bằng gân cao su mềm để dễ dàng dao động.
Trong động cơ
- Cuộn cảm là thành phần quan trọng trong động cơ điện. Dùng tính chất từ của cuộn cảm để biến điện năng thành cơ năng.
Hướng dẫn kiểm tra cuộn cảm
Kiểm tra cuộn cảm bị đứt hay không?
Dùng đồng hồ vạn năng, thang Ohm hoặc thông mạch. Nối vào 2 dầu của cuộn cảm
-
Cuộn cảm tốt: Điện trở giảm dần đến 1 giá trị nào đó thì dừng lại .
-
Cuộn cảm đứt: Điện trở không có dấu hiệu, không báo còi
Cách đo giá trị tự cảm của cuộn dây
-
Nếu dùng đồng hồ vạn năng đo cuộn cảm, ký hiệu L cho điện cảm hoặc “H” hoặc “Henry”
-
Đưa que đo vào 2 đầu cuộn cảm.
-
Nếu cuộn còn tốt, sẽ có trị số L, so sánh với giá trị L của cuộn cảm
Cuộn cảm là một linh kiện thụ động sử dụng trong mạch điện hoặc là bộ phận trong cấu tạo các linh kiện khác. Để nắm được khái niệm cuộn cảm là gì? Có nguyên lý và ứng dụng quan trọng như thế nào đối với đời sống? hãy theo dõi các bài viết của chúng tôi để hiểu chi tiết hơn bạn nhé.