Một chi tiết nhỏ, tồn tại ẩn dưới bề mặt các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh hay máy tính cá nhân đó chính là IC ổn áp. Để hiểu IC ổn áp là gì? Hoạt động ra sao? Có cấu tạo như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau bạn nhé.
Khái niệm IC ổn áp là gì?
IC ổn áp là một thiết bị điện tử được sử dụng nhằm duy trì một điện áp đầu ra ổn định không thay đổi. Dưới sự tác động của các biến đổi trong điện áp đầu vào hoặc tải điện trên mạch. Mục đích là cung cấp nguồn điện ổn định cho các linh kiện điện tử khác trong mạch điện.
Sơ đồ chân của một số IC ổn áp
Bạn hãy quan sát sơ đồ chân của các IC ổn áp qua hình ảnh sau:
IC ổn áp có cấu tạo như thế nào?
IC ổn áp thường được thiết kế trên một vi mạch tích hợp bên trong một Chip điện tử. Cấu tạo được thay đổi tùy theo vào loại IC và cách sử dụng.
Các thành phần cơ bản như sau:
-
Bộ phận khuếch đại và điều khiển: Bộ phận này có nhiệm vụ điều khiển và ổn định nguồn điện đầu ra. Gồm các bộ khuếch đại, Transistor, các phần tử điều khiển khác để đảm bảo sự ổn định của điện áp đầu ra.
-
Bộ phận mạch thông báo phản hồi: IC ổn áp được sử dụng một mạch thông báo phản hồi để theo dõi điện áp đầu ra để so sánh với giá trị tham chiếu. Nó điều chỉnh bộ khuếch đại để duy trì điện áp đầu ra ở mức độ ổn định nhất.
-
Bộ phận lọc và ổn định: Một số loại IC ổn áp có bộ lọc để làm mờ các biến đổi nhỏ tạo ra một điện áp đầu ra ổn định. Bộ lọc này sử dụng các tụ điện và cuộn cảm để loại bỏ nhiễu và làm cho đầu ra trở nên ổn định hơn.
-
Những thành phần bảo vệ: Bao gồm các tính năng bảo vệ như: quá nhiệt, quá dòng, và quá áp để ngăn chặn hư hỏng.
-
Bộ phận chân kết nối: IC ổn áp sử dụng để kết nối nó với mạch điện tử bên ngoài. Thông qua bộ phận này, cung cấp điện áp đầu vào và lấy điện áp đầu ra từ IC.
Phân loại IC ổn áp
IC ổn áp được phân thành nhiều loại khác nhau như:
IC ổn áp ổn định:
IC ổn áp cố định đảm bảo một điện áp đầu ra cố định và không thay đổi. Được sử dụng ở các thiết bị cần có nguồn điện áp ổn định
-
LM7805: Cung cấp một điện áp đầu ra ổn định là 5V.
-
LM7812: Cung cấp một điện áp đầu ra ổn định là 12V.
IC ổn áp không cố định:
IC ổn áp này cho phép bạn điều chỉnh điện áp đầu ra theo nhu cầu. Được sử dụng trong các ứng dụng mà yêu cầu điện áp đầu ra có thể thay đổi.
IC ổn áp có thể điều chỉnh bao gồm các loại:
-
LM317: Điều chỉnh điện áp đầu ra theo ý muốn thông qua việc kết nối các Resistor và tụ điện.
-
LM350: Cho phép điều chỉnh điện áp đầu ra.
Loại IC ổn áp đối xứng:
Loại này đối được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi cung cấp cả điện áp đầu ra dương và âm. Nhằm duy trì sự cân bằng giữa các điện áp dương và âm để tạo điện áp đầu ra đối xứng.
Nguyên lý khi hoạt động của IC ổn áp
Mạch ổn áp sử dụng Diode Zener và Transistor được ứng dụng rộng rãi trong điện tử để có một nguồn điện áp đầu ra ổn định.
Sau đây là các nguyên tắc hoạt động của mạch ổn áp IC:
-
Nguyên tắc Diode Zener (Diode ổn áp)
-
Nguyên tắc điện trở R và Diode Zener
-
Nguyên tắc điện áp đầu ra ổn định
-
Nguyên tắc thêm Transistor
-
Nguyên tắc điện áp rơi trên Diode BE của transistor
Công dụng của IC ổn áp là gì?
IC ổn áp thường được sử dụng trong việc chế tạo, sửa Iphone và nhiều ứng dụng khác. Nó có nhiều công dụng quan trọng không thể thiếu trong các mạch điện tử như:
-
Giúp ổn định điện áp đầu ra: Tác dụng cơ bản là duy trì một điện áp đầu ra ổn định. Nhằm giúp bảo vệ các linh kiện điện tử và giúp chúng hoạt động đúng cách.
-
Giúp loại Bỏ Nhiễu: Nó giúp loại bỏ nhiễu và nhiễm từ khỏi điện áp đầu ra.
-
Hạn chế quá tải: Nó giúp ngắt kết nối hoặc giảm điện áp đầu ra khi dòng điện vượt quá giới hạn an toàn.
-
Tránh hiện tượng quá nhiệt: Một số loại IC ổn áp có chức năng bảo vệ quá nhiệt
-
Giúp điện áp đầu ra cố định: Nó có chức năng cung cấp một điện áp đầu ra cố định và không thể điều chỉnh.
-
Giúp điều chỉnh ổn áp: Giúp điều chỉnh để thay đổi điện áp đầu ra theo mục đích sử dụng. Nó rất cần thiết đối với các ứng dụng cần điều chỉnh điện áp đầu ra.
Hy vọng qua bài viết của chúng tôi bạn sẽ có thêm kiến thức về một loại thiết bị điện tử nhỏ bé IC ổn áp nhưng có tính năng vô cùng to lớn trong công nghệ số. Hãy theo dõi những bài viết của chúng tôi để có thêm nhiều điều bổ ích, lí thú bạn nhé.