Khi tìm hiểu về rơ le bán dẫn (Rơ le điện tử), ta thấy nó có nhiều nhược điểm. Hạn chế nổi bật nhất là khi làm việc nó phát ra những tiếng ồn rất lớn và còn có hiện tượng tóe tia lửa điện khi các tiếp điểm đóng cắt. Nhằm khắc phục những nhược điểm mà vẫn phát huy được những thế mạnh của nó, người ta đã thiết kế ra một linh kiện bán dẫn chuyên dụng có tên là rơ le bán dẫn. Rơ le bán dẫn có đầy đủ tính chất của rơ le nhưng lại khắc phục được nhược điểm của nó. Để biết về rơ le bán dẫn, cấu tạo và nguyên lí hoạt động ra sao ? các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Trong thực tế có rất nhiều loại rơ le bán dẫn khác nhau từ hình dáng cho đến màu sắc nhưng cho dù nó có biến đổi như thế nào đi nữa thì nó vẫn có một cấu trúc và nguyên lí hoạt động chung. Ví dụ Rơ le bán dẫn PR39MF51 – đây là loại rơ le được dùng rất phổ biến trong thực tế đặc trưng nhất là trong nồi cơm điện cao tần.
Cấu trúc bên trong Rơ le bán dẫn R39MF51
Chức năng các chân Rơ le bán dẫn
- Các chân 1,3,4 là chân Cathode của led hồng ngoại, những chân này được nối chung với nhau.
- Chân 2 chính là chân Anode của led hồng ngoại.
- Còn chân 5 chính là chân điều khiển của triac mắc với photo triac
- Hai chân 6,8 là các chân tín hiệu ra và hai chân này sẽ mắc vào tải xoay chiều.
Những thông số quan trọng khi sử dụng rơ le bán dẫn :
Dòng điện điều khiển
Nếu ta cấp dòng điện điều khiển lớn qua thì sẽ làm nó có thể bị chết còn cấp dòng bé quá dẫn đến nó có thể không thể hoạt động. Nên nhớ rằng đây là led hồng ngoại, khi ta dùng điện áp quá lớn có thể gây chết led bên trong Rơ le bán dẫn. Để khắc phục điều này ta phải mắc thêm trở hạn dòng cho nó.
Dòng chịu tải ở đầu ra:
Khi sử dụng Rơ le bán dẫn nên chú trọng lấy thông số dòng chịu tải ở đầu ra vì nó rất là quan trọng. Lấy ví dụ: nếu dòng chịu tải ra thấp mà ta lại mắc vào tải có dòng điện hàng chục A hay thậm chí đến hàng trăm A thì khi đó Rơ le của chúng ta sẽ chết.
Hiệu điện thế ở đầu ra:
Cũng giống như thông số dòng chịu tải đầu ra, khi hiệu điện thế bé mà mắc vào những tải có hiệu điện thế lớn hơn nó rất nhiều sẽ dẫn đến Rơ le bị phá hủy.
Nguyên lí hoạt động của Rơ le bán dẫn
Việc sử dụng linh kiện này rất đơn giản, chúng ta chỉ cần cấp nguồn vào chân 2 và chân 3 để kích thích led hồng ngoại của rơ le, lúc này bên chân ra 8 và 6 sẽ có dòng điện ra. Nó có nhiệm vụ đóng cắt điện áp cao với nguồn điều khiển rất thấp.
Trong thực tế Rơ le bán dẫn được dùng rất nhiều trong các thiết bị điện tử có yêu cầu dòng điều khiển thấp và không gây ra nhiễu do tiếp điểm rơ le gây ra.
Ưu và nhược điểm của Rơ le bán dẫn
Ưu điểm :
– Rơ le bán dẫn không tóe tia lửa điện, có độ bền cao, không gây tiếng ồn, không gây ra nhiễu.
– Ưu điểm thứ hai: dòng điều khiển thấp mà có thể điều khiển được điện áp cao.
– Rơ le bán dẫn có kích thước nhỏ gọn dễ đóng gói.
– Đặc biệt nó có tuổi thọ rất cao .
Nhược điểm
– Khi rơ le làm việc ở công suất lớn thì cần tản nhiệt.
– Đòi hỏi người dùng có vốn hiểu biết về điện tử chuyên sâu.
– Nhiều lúc gây méo tín hiệu
– Có thể có hiện tượng rò điện và chết chập
Một vài hình ảnh thực tế của Rơ le bán dẫn :
Lời kết
Chúng tôi đã giới thiệu cơ bản về Rơ le bán dẫn còn gọi là Rơ le thể rắn tới các bạn. Hy vọng là các bạn học được điều gì đó mới mẻ từ bài viết này.