Trong các công trình xây dựng, đặc biệt là xây dựng công trình cao tầng không thể thiếu Tụ chống sét. Vậy bạn muốn tìm hiểu tụ chống sét là gì? Tụ chống sét có chức năng gì? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi bạn nhé.
Định nghĩa Tụ chống sét là gì?
Tụ chống sét là một thiết bị điện trở. Được sử dụng để bảo vệ mạch điện cản trở sự đột biến điện áp cao trong khoản thời gian ngắn. Xung cao áp và áp gai sẽ tác động lên dây điện, phá hủy nguồn và các thiết bị điện. Lúc này, nó làm nhiệm vụ giảm thiểu đến mức tối đa các hư hỏng trên thiết bị điện.
Dựa vào đâu để phân loại Tụ chống sét
Dựa vào vật liệu để làm nên phần thân của tụ mà được chia thành 2 loại chính:
-
Loại Tụ chống sét Silicon Carbide: Phần thân làm từ Silicon Carbide. Ngày nay, trụ này được sử dụng trong các ứng dụng năng lượng cao, điện áp cao.
-
Loại Tụ chống sét Ôxit kim loại: phần thân được làm từ Ôxit kim loại. Trong đó hạt kẽm Ôxit chiếm 90%, 10% là Ôxit các kim loại khác. Tất cả được tạo thành một khối thống nhất. Tiếp theo là nó kẹp giữa 2 tấm kim loại. 10% Ôxit kim loại của Bismuth Coban và Mangan, nó là một nhân tố dùng để liên kết các hạt Ôxit kẽm.
Ký hiệu của tụ chống sét
Tụ chống sét được ký hiệu là: RV, MOV, RDV, VR… Nhìn thì giống hệt các tụ gốm cao áp. Để phân biệt hai loại tụ này thì cần xem xét ký hiệu của chúng.
Tụ chống sét hoạt động theo nguyên lý nào?
Tụ được mắc song song với mạch điện cần bảo vệ và nối với 2 cực nguồn nối thông qua một cầu chì.
-
Khi ở mức điện áp ổn định, Varistor trở kháng của nó vô cùng lớn hàng Megạohm và được cách điện hoàn toàn. Khi gặp sự cố bị sét đánh hoặc điện áp dâng cao. Tụ chống sét sẽ dẫn điện hoàn toàn điện áp nguồn vào cao hơn giá trị sản xuất của nó.
-
Lúc này dòng điện không đi qua mạch điện mà nó lại đi qua Varistor làm cho mạch ngắn lại. Cầu chì sẽ bị đứt và sẽ không bị ảnh hưởng đến nguồn điện.
Chức năng của Tụ chống sét
Thiết bị điện tử này có những chức năng quan trọng sau:
-
Giá trị điện trở của nó được thay đổi tự động theo điện áp. Trên thiết bị đó có 2 yếu tố bán dẫn mục đích bảo vệ quá áp trong mạch điện. Thành phần cấu tạo sẽ làm thay đổi giá trị của điện trở.
-
Ở điều kiện bình thường, điện trở của nó cực kì cao. Nhưng khi điện áp kết nối được đẩy lên cao thì điện trở trong mạch ngay lập tức được hạ xuống thấp. Lúc này các tụ chống sét chỉ là thêm điện năng vào nguồn. Do đó nó rất phù hợp để bảo vệ quá áp trong các loại mạch nhạy cảm.
-
Khi điện áp xuống thấp cũng là lúc dòng điện xuống thấp. Bởi vì ở đó có điện trở rất cao. Khi đạt đến điện áp của tụ chống sét, dòng điện được đẩy lên cao rất nhanh. Mạch được ngắt.
Khi thiết kế, thi công các công trình xây dựng người ta thường dùng nó. Việc sử dụng loại thiết bị này giúp bảo vệ các thiết bị điện trong nhà được an toàn hơn, tránh xẩy ra hiện tượng hỏng hóc và phải sửa chữa như: sửa Iphone….
Lưu ý khi sử dụng tụ chống sét
Khi sử dụng, cần chú ý đến giá trị điện áp. Phải sử dụng Varistor có giá trị điện áp chịu đựng cao hơn một chút so với điện áp nguồn nuôi thiết bị. Không được cao hơn quá nhiều thì tính chất bảo vệ chống cắm nhầm điện hoặc bảo vệ quá áp không còn ý nghĩa nhiều.
Đo tụ chống sét như thế nào để an toàn, chính xác
Kiểm tra Varistor giúp bạn phát hiện các lỗi hỏng hóc trên thiết bị điện, mạch điện kịp thời. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đo như sau:
Dùng đồng hồ vạn năng để đo Tụ chống sét
Chúng tôi hướng dẫn bạn cụ thể:
-
Bước 1: Ngắt nguồn điện.
-
Bước 2: Tháo mạch điện, kiểm tra vị trí của tụ bằng Tovit.
-
Bước 3: Tiến hành tháo tụ ra.
-
Bước 4: Dùng đồng hồ vạn năng để đo tụ chống sét.
-
Bước 5: Chọn thang đo khoảng 1000 Ohms. Nối đầu dò của đồng hồ đo vào hai chân của nó.
-
Bước 6: Đọc kết quả.
-
Bước 7: Hàn lại tụ, lắp đặt lại các bộ phận và kiểm tra lại.
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn bạn chi tiết những kiến thức liên quan đến thiết bị Tụ chống sét. Hy vọng bạn sẽ có được những kiến thức bổ ích, lý thú. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi bạn nhé.